CÂY GIỐNG F1 NÔNG NGHIỆP - CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP RA THỊ TRƯỜNG NHỮNG CÂY GIỐNG TỐT NHẤT

GIỐNG CÂY CHUỐI TIÊU HỒNG

1. Giới thiệu

Chuối tiêu hồng là giống cây ăn quả đặc sản của nước ta có giá trị kinh tế rất cao, chất lượng nổi trội bởi quả có mã vàng đẹp, hương vị thơm ngon, thịt quả chắc và không chua như những giống chuối tiêu khác. Đặc biệt, các cây chuối tiêu hồng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho quả đồng đều, ít các vết bệnh, thu hoạch tập trung, năng suất cao hơn từ 10-20 % so với trồng bằng chồi

Đặc Điểm giống chuối tiêu hồng cấy mô : Cây chuối tiêu hồng  nuôi cấy mô là loại giống cây ăn quả  mới được trồng  ở nước ta vài năm trở lại đây để thay thế giống chuối tiêu ta kém năng suất hay bị bệnh. Nhiều nơi còn gọi cây chuối tiêu hồng là chuối già nam mĩ nguyên nhân là do 2 giống chuối này cùng họ với nhau. cây giống chuối tiêu hồng được  nhân giống bằng phương pháp cấy mô nên có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng ổn định, cây sạch bệnh, có khả năng chống chịu các tác nhân gây bệnh trong quá trình sản xuất,
Đặc biệt việc nhân giống chuối tiêu hồng  cấy mô đảm bảo cây con trồng cùng thời điểm và  cho thu hoạch đồng loạt, có khả năng chịu úng chịu hạn tốt.
Mẫu mã sản phẩm chuối tiêu hồng cấy mô luôn đảm bảo tiêu chuẩn chuối đẹp, không sẹo, quả đồng đều, 
Một buồng chuối cấy mô cho từ 10-12 nải, khối lượng một buồng khoảng 30 - 45kg, một năm thu hoạch 45-60 tấn / ha.

2. Kĩ thuật trồng và chăm sóc chuối tiêu hồng:

Thời Vụ và Mật Độ Trồng chuối tiêu hồng

– Vụ Thu: Tháng 8, 9, 10
– Vụ xuân: tháng 2, 3 Sau khi trồng cần ủ rác cho các cây và tưới giữ ẩm để cây mau bén rễ. Mật độ trồng khác nhau tùy thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, giống, phương thức trồng, trình độ thâm canh, khả năng lao động và chu kỳ kinh doanh của vườn. Với điều kiện ở đồng bằng, mật độ trồng thích hợp là: 1,8 x 1,8 m tương đương 3.500 cây/ha.

 Làm Đất Và Đào Hố Trồng chuối tiêu hồng

Đất trồng được cày sâu không lật 40 – 50 cm, bừa và làm sạch cỏ dại, có thể tiến hành trồng cây cải tạo và phục hồi dinh dưỡng cho đất bằng cây phân xanh cũng như các cây giữ ẩm, chống xói mòn.
Đào hố trồng: Trước khi trồng 1 tháng tiến hành đào hố, hố trồng có kích thước: rộng 40 cm, dài 40 cm, sâu 30 – 40 cm. Sau khi đào hố tiến hành bón lót cho cây với lượng phân cho mỗi hố như sau: 5 – 10 kg Phân chuồng + 0,2 kg Super lân + 0,1 kg Kali. Phân được trộn đều với lớp đất mặt sau đó lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 5 – 10 cm.

Phân Bón Lót chuối tiêu hồng.

Dùng phân chuồng oai mục để bón lót, lượng bón lót cho 1 hố trồng từ 15-20 kg phân chuồng, 0,2 kg super lân, 0,1 kg kali, urê 0,1 kg, vôi bột 0,1 kg (nếu đất chua). Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 10-15 cm.
Cây chuối nuôi cấy mô được đóng trong những túi bầu, vì vậy khi trồng cần xé bỏ túi, chú ý không làm vỡ bầu đất của cây. Đặt cây vào hố đã được đào sẵn sau đó lấp đất cao hơn mặt bầu 2 – 3 cm. Đất lấp vào đất phải cao hơn mặt ruộng để tránh nước đọng ở hố trồng. Khi lấp đất cần chú ý không để đất rơi vào nõn của cây vì như vậy cây không phát triển được và có thể gây chết cây.

 Chăm Sóc Cây Chuối Tiêu Hồng:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Cắt tỉa, tạo hình:

Vườn chuối tiêu hồng cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao. Thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới. Đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8 – 10 tháng) đến khi quả lớn đẫy. Theo tính toán tưới 1ha từ 30 – 63 m³/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng). Trong thời kỳ nóng và ẩm, cây mẹ đẻ con chồi nhiều, cần tỉa bớt chỉ định lại 1 – 2 chồi con và khống chế mật độ trong vườn cây, điều tiết sự sinh trưởng của cây mẹ và con. Việc định chồi phải làm thường xuyên bằng các biện pháp cơ giới hay sự dụng các hóa chất. Đồng thời với tỉa mầm, định chồi cần tiến hành vệ sinh như cắt bỏ lá khô, lá bệnh, cắt bỏ hoa đực, bao buồng bằng túi PE đục lỗ, phòng trừ cỏ dại, khơi rãnh tiêu nước cho vườn…

Bón phân Cho Cây Chuối Tiêu Hồng:

Nhu cầu dinh dưỡng cho chuối khá cao, đặc biệt phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả mà còn cả đến phẩm chất, khả năng vận chuyển, cất giữ quả. Lượng phân bón cho 1 cây như sau: Đạm 100 – 200g, lân 20 – 40g, kali 300 – 400g; phân hữu cơ 5 – 10kg, bón trước khi trồng. Thời gian và cách bón có thể chia làm các đợt sau:

+ Bón trước khi trồng: Bón phân hữu cơ và 1/2 lân + 1/4 kali.

+ Bón lần 2: Sau khi trồng 2 tháng, bón 1/4 đạm, 1/2 kali, bón nông, xới nhẹ trên mặt kết hợp ủ gốc cho cây.

+ Bón lần 3: Bón nuôi quả với 1/4 đạm, 1/4 lân và 1/4 kali. Các loại phân sau khi bón cần phải vùi lấp tránh mất mát do quá trình oxy hóa. Phân hữu cơ có thể bón theo rãnh, bón lót. Có thể chia lượng phân thành ít đợt hơn, song cần chú ý đến giai đoạn sau thu hoạch, phân hóa hoa và nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung cho cây các loại phân vi lượng bằng cách bón trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá cùng với thuốc bảo vệ thực vật. 

Sản phẩm khác

https://zalo.me/0965198614
0965 198 614