Kỹ thuật trồng cây óc chó giàu dinh dưỡng mang lại giá trị kinh tế cao
Kỹ thuật trồng cây óc chó không chỉ mang lại nguồn dinh dưỡng nó còn mang lại giá trị kinh tế khá cao nếu biết cách chăm sóc.
Quả óc chó hay còn có tên khác là quả hồ đào, có tên khoa học là Ficus hirta Vahl có nguồn gốc ở Địa Trung Hải và được gọi là “Quả Thần” nhưng lại thích hợp với khí hậu tại California Walnuts (Mỹ). Ở Việt Nam, cây óc chó được trồng chủ yếu ở một số vùng biên giới như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng, Đồng Văn (Hà Giang), Cao Bằng…Tuy nhiên, do vừa có giá trị dinh dưỡng lại mang giá trị kinh tế cao nên hiện được rất nhiều gia đình ở các vùng khác nhau áp dụng kỹ thuật trồng cây óc chó.
Kỹ thuật trồng cây óc chó dù hơi phức tạp nhưng mang lại giá trị dinh dưỡng và kinh tế cực cao. Ảnh minh họa
Đất trồng cây óc chó
Để đảm bảo cây óc chó nhanh phát triển và cho trái sai thì việc lựa chọn đất trồng không phải đơn giản. Thứ nhất phải phù hợp, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, màu mỡ.
Thời vụ trồng cây óc chó
Cây óc chó rất kén đất trồng và thời gian trồng, vì vậy bạn nên trồng cây óc chó vào đầu mùa Thu và mùa Xuân là 2 mùa có thể trồng cây óc chó phát triển tốt nhất. Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng, Đồng Văn (Hà Giang), Cao Bằng là các vùng có thể trồng được cây óc chó hiện nay. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc và trồng khoa học thì cây óc chó có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây óc chó
Kỹ thuật trồng cây óc chó hơi phức tạp vì là cây kén đất, kén cả điều kiện thời tiết vì thế cần phải tuân thủ những biện pháp trồng khoa học nhất.
Sau khi đã chuẩn bị đất trồng, đào hố, phân lót thì có thể cho cây óc chó vào hố rồi lấp đầy lại và cho cây vào trồng. Lưu ý, sau khi trồng xong nên lèn đất cho thật chặt và tưới đẩm nước cho bộ rể nhanh phát triển hơn. Đối với cây còn bé không cần phải làm que chống đỡ, nhưng đối với cây lớn khoảng trên 1 năm thì phải làm việc này để giữ cây có thể đứng vững trong thời kỳ lớn của cây.
Trong quá trình trồng khi cây đã lớn nên tiến hành phải cắt tỉa những cành kém phát triển kết hợp tưới tiêu hợp lý. Thường xuyên dọn vệ sinh xung quanh gốc của cây để giúp cây tránh được những loài sâu đục thân cây.
Thu hoạch cây óc chó
Cây cho hoa vào khoảng đầu mùa Xuân, đến cuối tháng 8 quả óc chó bắt đầu nứt lớp vỏ xanh dầy. Thời gian thu hoạch sẽ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11, những nông dân ở đây sẽ tiến hành thu hoạch bằng cách dùng xe chuyên dụng, xe sẽ lắc cây và hàng ngàn trái sẽ rụng xuống mặt đất, người nông dân sẽ thu lượm quả óc chó và đem vào nhà máy.
Óc chó chữa bệnh gì?
Nhân hạt óc chó có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da. Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng ôn bổ phế thận, định suyễn nhuận tràng. Người ta cho là nhân hạt rất bổ dưỡng vì có nhiều protid, có thể chống tràng nhạc, nhuận tràng, trị ỉa chảy, trị giun, dẫn lưu hệ da và bạch huyết. Ngoài ra, nhân óc chó còn được dùng để dùng chữa thận hư đau lưng, hư hàn ho suyễn, đại tiện khó khăn, đau chân tay.
Quả óc chó giàu dinh dưỡng và chữa được nhiều loại bệnh. Ảnh minh họa
Ngoài ra, từ xa xưa, ở các nước phương Tây, hạt óc chó dùng trị các loại bệnh như tràng nhạc, bệnh ngoài da, lao phổi, đái dầm, ký sinh đường ruột. Lá tươi dùng làm thuốc đặc hiệu chữa bệnh thuộc tạng lao, tràng nhạc, các bệnh về da như tróc lở, ghẻ ngứa, phát ban da. Nó cũng có tính giảm áp lực và giảm Glucose – huyết nhẹ.
Ở Việt Nam, cây óc chó được trồng chủ yếu ở một số vùng biên giới như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng, Đồng Văn (Hà Giang), Cao Bằng… Cây óc chó là loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 30m, vỏ nhẵn và có màu tro. Lá cây óc chó dài tới 40cm, kép lông sẻ, thường có từ 7 đến 9 lá chét, không cuống, hình trứng thuôn hoặc tròn dẹt một phía, khi vò ra có mùi hăng đặt biệt. Hoa đơn tính, màu lục nhạt; hoa đực xếp thành đuôi sóc thõng xuống; hoa cái xếp 2 đến 5 cái ở cuối các nhánh.