CÂY GIỐNG F1 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP RA THỊ TRƯỜNG NHỮNG CÂY GIỐNG TỐT NHẤT

PHƯƠNG PHÁP TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY PHƯỢNG VĨ CÔNG TRÌNH

Đăng lúc 14:07:04 20/07/2018

Phượng là một loại cây công trình cho gỗ lớn, khi trưởng thành có thể cao tới 15m. Đây là một loại cây quen thuộc đối với người dân Việt nam. Khá ấn tượng với vẻ đẹp của hoa, Phượng đã trở thành loại cây được lựa chọn trồng nhiều trên các tuyến phố tại Hà

Cây phượng vỹ công trình là một loại cây thích hợp được các khí hậu nhiệt đới, thích nghi được với điều kiện sinh thái rộng, nên cây có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Cây Phượng có dáng đẹp, cộng với khả năng tỏa bóng mát vào mùa hè, được xem là loại cây xanh cho bóng mát khu đô thị chủ lực. Muốn có được một hàng đây phượng vỹ đẹp đòi hỏi bạn phải có cách trồng và chăm sóc một đúng cách, đúng phương pháp.

Cách trồng cây phượng vỹ công trình

Để có được một cây giống khỏe mạnh bạn cần lựa chọn những hạt giống tốt kèm theo đó là phương thức bảo quản hạt giống.

Hạt giống cần được lấy từ cây mẹ có tuổi đời từ 5 trở lên. Cây mẹ có dáng đẹp, không bị sâu bệnh, thân thẳng, tán đẹp, chiều cao từ 6m trở lên.

Khi quả phượng chuyển dần sang màu nâu, hạt cứng lại và có màu đen, tiến hành hái quả Phượng từ trên cây xuống cần phải bảo quản hạt ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 25 – 30 độ C, như vậy bạn có thể giữ hạt trong khoảng thời gian từ 1 – 2 năm mà không sợ hạt bị mốc. Nếu bảo quản ở nhiệt độ từ 5 – 10 độ C có thể duy trì sức sống của hạt trong 3 – 4 năm.

Vừa hái quả phượng trên cây xuống cần phải phơi ra nắng 2 – 3 nắng cho khô, sau đó sàng sảy giữ lại những hạt tốt sau đó cho vào bao vải hoặc chum vại, đem đi bảo quản.

1. Bước xử lý hạt giống

Trước khi gieo trồng, hạt giống cần được mài nhẹ để làm mòn đi một phần vỏ hạt, để nước có thể thấm vào bên trong hạt, chỉ nên mài bên hông hạt, không làm tổn thương gì tới phôi hạt, sau đó ngâm trong dung dịch thuốc tím (KmnO4) với nồng độ 0.05% - thời gian ngâm 10 phút. Sau đó vớt hạt ra và ngâm trong nước ấm 40 độ C khoảng 6 – 8h. Vớt hạt ra và ủ trong túi vải. Hàng ngày tiến hành rửa chua bằng nước ấm sạch, đảm bảo rằng túi vải ủ phải thoát nước tốt, và luôn ẩm. Sau khoảng 2 – 3 ngày là hạt sẽ nảy mầm. Lúc này có thể tiến hành gieo hạt.

2. Chuẩn bị đất ươm hạt

Thành phần đất để gieo hạt bao gồm: 80% tầng đất AB + 20 % phân hữu cơ hoai mục. HOặc có thể sử sụng đất ngoài ruộng để gieo hạt, đập nhỏ và trộn đều cùng với phân chuồng hoai mục, sau đó gieo hạt lên trên luống.

3. Gieo hạt

Cần phải tưới cho đất đủ ẩm trước 1 ngày. Sau đó chọn những hạt đã nhú mầm, sử dụng que hoặc đũa để tạo một lỗ nhỏ vừa với kích thước hạt, sau đó bỏ hạt mầm xuống phủ lên trên một lớp đất mịn vừa lắp kín hạt. Sau đó dùng rơm hoặc cỏ khô để phủ nên trên mặt luống giữa ẩm. Làm dàn che, che bề mặt luống từ 50 – 70%. Chỉ sau 4 – 5 ngày là có thể bỏ lớp rơm che phủ bên trên ra được. Cần lưu ý, những cây bầu nào chết thay thế ngay bằng cây bầu khác. Và đề phòng bệnh nấm và côn trùng phá hoại cây.

4. Chăm sóc cây giống phượng vỹ

Cây phượng vỹ giống

 

Ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều tối.

Khi cây được 2 tháng tuổi có thể tưới 1 ngày/1 lần. Hoặc 2 ngày/lần.

Sau 15 ngày tiến hành phá váng đất 1 lần.

Trong giai đoạn vườn ươm, Phượng Vỹ giống có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng đặc biệt là nhu cầu ánh sáng. Những cây khác chỉ cần sức sống kém một chút là sẽ bị chùn lại đằng sau. Bởi vậy, cần bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý, đồng thời tạo dàn che bóng cho cây với tỷ lệ che phủ phù hợp, có thể là 30 % hoặc 50% tùy thuộc vào từng vị trí ánh sáng khác nhau. Khi cây con bén rễ bạn có thể dần dần dỡ bỏ dàn che.

Xếp những cây trồng có chiều cao ngang nhau để chăm sóc hợp lý, đặc biệt, khi cây cao tới 15 cm cần tiến hành đảo bầu, tránh trường hợp rễ cây phát triển không có đất xuyên qua túi bầu sẽ khó đánh ra vườn trồng.

Đối với những cây bầu có sức sinh trưởng kém cần bón thúc cho cây bằng đạm ure hoặc đạm sunfat với liều lượng khoảng 0.25gr, hoặc có thể sử dụng phân lân NPK 16 – 16 – 8, pha loãng để bón cho cây. Sau khi bón xong cần tưới lại bằng nước.

Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, cần ngừng hẳn việc tưới và bón phân nhằm giúp cho cây trở lên cứng cáp hơn, và quen dần với điều kiện khó khăn khi đem trồng thành rừng.

5. Cách phòng trừ sâu bệnh hại cây

Phượng Vỹ là Cây xanh đô thị cần được chăm sóc thường xuyên, bởi vậy những năm đầu trồng cây bạn cần phải làm cỏ sạch sẽ theo định kỳ, nhằm ngăn chặn sự phá hoại và cạnh tranh dinh dưỡng của cây. Đồng thời ngăn ngừa bệnh nấm.

Khi phát hiện bệnh nấm cần chữa ngay bằng dung dịch Booc 1% hoặc COC 84 liều lượng 25gr/2 bình 8 lít.

Đối với loại sâu ăn lá có thể sử dụng dung dịch Bassa 50ND. Xem hướng dẫn trên bao bì.

 

Sưu tầm

https://zalo.me/0965198614
0965 198 614